Lễ hội ở Hội An: 15+ Sự kiện truyền thống đáng chú ý nhất trong năm

Lễ hội   13:43, 03-08-2024, 183 lượt xem
✶✶✶✶✶

Khám phá Hội An vào mùa lễ hội là trải nghiệm không thể bỏ lỡ. Mỗi góc phố cổ, mỗi con đường đều khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, nhưng khi những lễ hội ở Hội An đặc sắc diễn ra, nơi đây thực sự bừng sáng với không khí náo nhiệt và sự sôi động hiếm thấy.

Từ những chiếc đèn lồng lung linh thả trên dòng sông Hoài đến các nghi lễ truyền thống trang nghiêm, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng mà còn được hòa mình vào nhịp sống văn hóa đầy màu sắc.

Hãy cùng Quảng Nam Travel điểm qua 15 lễ hội ở Hội An nổi bật và đặc sắc nhất, nơi bạn sẽ tìm thấy sự kết hợp tuyệt vời giữa quá khứ và hiện tại, cùng thả mình vào không gian văn hóa đa dạng và phong phú của phố Hội!

Lễ cúng tổ nghề Mộc Kim Bồng 

- Địa điểm tổ chức: Đình Tiền Hiền - thôn Trung Châu - xã Cẩm Kim - Tp. Hội An
- Thời gian diễn ra: Mùng 6 tháng Giêng (Âm lịch) 

Lễ hội làng mộc Kim Bồng, tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch tại xã Cẩm Kim, Hội An, là dịp để người dân tưởng nhớ tổ nghề mộc và các vị thần bảo hộ. Từ sáng sớm, người dân đã tập trung tại đình làng để chuẩn bị lễ vật, trong khi ban nhạc lễ cũng sẵn sàng phục vụ. Các nghi thức truyền thống như: Dâng hương, đọc văn tế hóa vàng được tiến hành nhằm tri ân tổ nghề và cầu mong sự phù hộ cho một năm mới an lành và thịnh vượng.

Lễ hội không chỉ tôn vinh nghề mộc truyền thống của làng Kim Bồng mà còn phản ánh nét văn hóa tinh thần phong phú của người dân địa phương. Đây là cơ hội để cộng đồng thể hiện lòng tri ân tiền nhân, tôn trọng thế giới tự nhiên và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của vùng đất Hội An.

Lễ hội Cầu Bông - Trà Quế 

- Địa điểm tổ chức: Làng rau Trà Quế - Tp. Hội An
- Thời gian diễn ra: Mùng 7 tháng Giêng (Âm lịch)

Lễ hội Cầu Bông là một trong những sự kiện ở Hội An độc đáo nhất, được diễn ra vào mùng 7 tháng Giêng âm lịch (hằng năm) tại làng rau Trà Quế, nơi có lịch sử hơn 400 năm. Đây là dịp đặc biệt để người dân bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã khai phá và phát triển nghề trồng rau.

Du khách tham gia lễ hội sẽ được trải nghiệm cuộc sống nông dân thực thụ với các hoạt động trồng và thu hoạch rau. Ngoài ra, các bà nội trợ còn thi tài trang trí và bày biện rau củ theo những chủ đề thú vị của mỗi năm. Lễ hội Cầu Bông không chỉ tôn vinh truyền thống mà còn tạo cơ hội kết nối gần gũi giữa người dân và du khách, mang đến một trải nghiệm văn hóa đầy sắc màu và ý nghĩa.

Lễ hội ở Hội An - Tết Nguyên tiêu

- Địa điểm tổ chức: Thành phố Hội An
- Thời gian diễn ra: Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Giêng (Âm lịch)

Tết Nguyên Tiêu, diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, là một lễ hội đầy ý nghĩa ở Hội An, nơi người dân cầu chúc một năm mới an lành và nhận phước lành từ các vị quan trên trời. Trong dịp này, các nghi lễ cúng bái, giải hạn và cầu an được tổ chức trọng thể, tạo nên không khí trang nghiêm và thiêng liêng.

Bên cạnh đó, lễ hội còn hấp dẫn du khách với nhiều hoạt động thú vị như: Bịt mắt đánh trốngcác trò chơi dân gian dành cho trẻ em diễn ra suốt ngày tại khu phố đi bộ của phố cổ Hội An. Đây là thời điểm tuyệt vời để du khách trải nghiệm nét văn hóa truyền thống và tham gia vào không khí vui tươi, sôi động của lễ hội.

Lễ vía Sinh Thai Tiên nương (Bà Mụ) 

- Địa điểm tổ chức: Hội quán Phước Kiến - 46 Trần Phú - Tp. Hội An
- Thời gian diễn ra: Mùng 1 tháng Hai (Âm lịch)

Lễ vía Bà Mụ tại hội quán Phước Kiến, diễn ra vào mồng 1 tháng 2 âm lịch, là dịp để người dân cầu mong sức khỏe và may mắn trong sinh nở. Người dân sẽ đến dâng hương và cúng bái để cầu an cho mẹ và bé, cũng như cầu con cho những gia đình hiếm muộn.

Ngày lễ bắt đầu bằng các nghi thức cúng chay, sau đó chuyển sang cúng mặn vào ngày mồng 2 với các hoạt động vui tươi như phát quà cho trẻ em. Đây là dịp để cộng đồng tôn vinh Bà Mụ và tạo cơ hội gắn kết trong không khí lễ hội.

Lễ vía Lục Tánh Vương Gia 

- Địa điểm tổ chức: Hội quán Phước Kiến - 46 Trần Phú - Tp. Hội An
- Thời gian diễn ra: Ngày 16 tháng Hai (Âm lịch)

Lễ vía Lục Tánh Vương gia, sẽ được diễn ra vào ngày 16 tháng 2 âm lịch (hằng năm), là một sự kiện ở Hội An trọng đại của cộng đồng người Phúc Kiến ở phố Hội. Lễ hội tưởng nhớ sáu vị tướng trung thành của nhà Minh, thu hút đông đảo người dân và du khách. Trong ngày này, hội quán Phúc Kiến được trang hoàng lộng lẫy với đèn, hoa, và các món lễ vật, tổ chức lễ cúng chay vào chiều hôm trước và lễ cúng mặn vào ngày chính.

Buổi lễ bắt đầu bằng các nghi thức trang trọng như: Dâng hương, đọc chúc văn cúng tế các vị thần. Sau nghi lễ, mọi người tham gia tiệc chiêu đãi với các món ăn truyền thống và trò chơi xổ số vui tươi. Đây không chỉ là dịp để cầu mong tài lộc và sức khỏe, mà còn là cơ hội để cộng đồng Phúc Kiến tụ họp, ôn lại truyền thống và gắn kết với nhau.

Lễ cầu ngư ở Phước Trạch

- Địa điểm tổ chức: Khối Phước Trạch - phường Cửa Đại - Tp. Hội An
- Thời gian diễn ra: Ngày 16 tháng Hai (Âm lịch)

Lễ hội ở Hội An - Cầu ngư làng Phước Trạch diễn ra vào ngày 16 tháng 2 âm lịch mỗi năm, kéo dài ba ngày với các nghi thức chính: Lễ nghinh thần, lễ tế âm linh lễ tế chính. Lễ hội tôn thờ thần Nam Hải (cá Ông) và cầu nguyện cho mùa đánh bắt bội thu.

Ngoài phần lễ, lễ hội Cầu ngư Hội An này còn có các hoạt động vui nhộn như: Đua thuyền, lắc thúng, hát bả trạo. Đây là dịp để ngư dân thư giãn, giao lưu và duy trì truyền thống văn hóa, đồng thời thể hiện lòng tôn kính với biển cả và thần Nam Hải.

Lễ giỗ tổ nghề Yến - Cù Lao Chàm

- Địa điểm tổ chức: Miếu tổ nghề Yến - xã đảo Tân Hiệp - Tp. Hội An
- Thời gian diễn ra: Mùng 9 & Mùng 10 tháng Ba (Âm lịch)

Lễ cúng tổ nghề yến tại Cù lao Chàm, diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm, là lễ hội ở Hội An tôn vinh tổ tiên đã khai sinh nghề thu hoạch yến. Trong hai ngày lễ, cộng đồng địa phương và thầy cúng tổ chức các nghi lễ trang trọng tại miếu tổ nghề yến ở Bãi Hương.

Sau phần lễ, sự kiện trở nên sống động với nhiều hoạt động thú vị như trò chơi dân gian bài chòi và một chợ ẩm thực đa dạng, nơi bạn có thể thưởng thức các món ngon đặc sắc của Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Lễ tế cá Ông - Hội An

- Địa điểm tổ chức: Lăng Ông các làng chài - Tp. Hội An
- Thời gian diễn ra: Vào giữa tháng Ba (Âm Lịch)

Lễ tế cá Ông, một trong những lễ hội lớn nhất ở Hội An, diễn ra vào giữa tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội tôn vinh cá Ông, thần bảo vệ ngư dân, với các tàu thuyền được trang trí đèn lồng sáng rực. Nghi lễ được tổ chức vào ban đêm và rạng sáng hôm sau, khi hàng loạt tàu thuyền cùng rước lễ trên biển. 

Du khách đến Hội An thời điểm này sẽ được hòa mình vào không khí linh thiêng và náo nhiệt của lễ hội, cùng chia sẻ niềm vui và sự kính trọng với người dân địa phương. Đây cũng là cơ hội để trải nghiệm văn hóa đặc sắc và phong tục truyền thống của cộng đồng làng chài.

Lễ vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

- Địa điểm tổ chức: Hội quán Ngũ Bang & Hội quán Phước Kiến - Tp. Hội An
- Thời gian diễn ra: Ngày 23 tháng Ba (Âm lịch)

Lễ vía bà Thiên Hậu, tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch qua các năm, là một trong những lễ hội ở Hội An lớn và đặc sắc nhất. Xuất phát từ Trung Hoa, lễ hội này vinh danh bà Thiên Hậu, vị thần đã bảo vệ các thương gia trên biển và mang lại năm mưa thuận gió hòa.

Tại lễ hội, các nghi lễ bao gồm diễn văn ca ngợi bà Thiên Hậu bằng tiếng Hoa và các hoạt động sôi động như: Múa lân, biểu diễn văn nghệ, xin xăm. Được tổ chức tại Hội Quán Phúc Kiến – một di tích kiến trúc độc đáo của người Hoa, lễ hội không chỉ là dịp tưởng nhớ bà Thiên Hậu mà còn thu hút du khách bằng không khí lễ hội náo nhiệt và những hoạt động văn hóa đặc sắc.

Lễ vía Quan Công (Quan Thánh Đế Quân)

- Địa điểm tổ chức: Quan Công miếu - 24 Trần Phú - Tp. Hội An
- Thời gian diễn ra: Ngày 24 tháng Sáu (Âm lịch)

Quan Công Miếu, tọa lạc tại số 24 Trần Phú - Tp. Hội An, tổ chức lễ vía Quan Thánh Đế Quân vào ngày 24 tháng 6 âm lịch hàng năm để vinh danh Quan Công, vị tướng nổi tiếng thời Tam Quốc. Lễ hội diễn ra với các nghi lễ trang trọng như: Dâng lễ vật, đọc văn tếcác hoạt động văn hóa sôi động như múa lân, múa rồng.

Trước ngày lễ, miếu được trang trí cờ hội và chuẩn bị lễ nghi, tạo không khí tươi vui. Vào ngày chính, đoàn rước với cờ, biểu ngữ và các nghi thức truyền thống diễu hành qua phố phường, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Sự kiện ở Hội An này không chỉ là dịp tôn vinh Quan Công mà còn là cơ hội để trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc của thành phố bên bờ sông Hoài.

Lễ cúng Tổ nghề Gốm Thanh Hà 

- Địa điểm tổ chức: Miếu Nam Diêu - phường Thanh Hà - Tp. Hội An
- Thời gian diễn ra: Mùng 9 & Mùng 10 tháng Bảy (Âm lịch)

Làng gốm Thanh Hà, cách phố cổ Hội An 3km về phía Tây, tổ chức lễ tế Tổ nghề Gốm vào ngày 10 tháng Giêng và 10 tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ hội bao gồm các nghi thức cúng tổ nghề, cầu bình an và may mắn cho năm mới, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của dân làng, từ việc chuẩn bị lễ vật đến tổ chức các nghi lễ truyền thống tại các miếu Tổ nghề, Thái giám và miếu Sơn Tinh.

Lễ tế Tổ vào mồng 10 tháng Giêng mở đầu năm mới với các nghi thức cầu may mắn và tẩy uế, trong khi lễ tế vào mồng 10 tháng 7 tạ ơn các thần linh và cầu nguyện cho năm chế tác sắp tới. Sự kiện này không chỉ phản ánh văn hóa tín ngưỡng truyền thống mà còn là cơ hội để bảo tồn và phát huy di sản nghề gốm, thu hút du khách đến tìm hiểu về đời sống và văn hóa của làng nghề Thanh Hà.

Lễ Vu Lan - Hội An

- Địa điểm tổ chức: Các ngôi chùa ở Hội An và Khu phố cổ bên dòng sông Hoài
- Thời gian diễn ra: Rằm tháng Bảy (Âm lịch) 

Lễ Vu Lan, diễn ra vào rằm tháng 7 âm lịch, là dịp quan trọng trong Phật giáo để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và xá tội vong nhân. Lễ hội gắn liền với câu chuyện của Mục Kiền Liên, người đã nhờ sự chỉ dạy của Đức Phật để cứu mẹ khỏi địa ngục.

Tại Hội An, lễ Vu Lan được tổ chức với nhiều hoạt động như: Thả hoa đăng, phóng sinh múa đèn, đặc biệt rực rỡ vào ban đêm. Các chùa như Pháp BảoChúc Thánh trang trí rực rỡ và tổ chức lễ dâng y, văn nghệ thu hút đông đảo bà con Phật tử và du khách tham gia.

Lễ hội rước Long Chu

- Địa điểm tổ chức: Các làng biển quanh thành phố Hội An
- Thời gian diễn ra: Ngày 15 tháng Bảy (Âm lịch)

Lễ hội Long Chu tại Hội An nhằm trừ tà ma, dịch bệnh, mang lại may mắn và bình an cho cộng đồng. Long Chu, con thuyền hình rồng, được làm từ tre và giấy, tượng trưng cho phương tiện sang trọng của vua chúa. Vào rằm tháng Giêng và tháng Bảy, lễ hội được tổ chức với các nghi lễ phức tạp, bao gồm việc thầy phù thủy làm phép và cúng tế. Long Chu sau đó được rước qua các con đường làng và cuối cùng bị đốt hoặc thả xuống sông.

Lễ hội Long Chu không chỉ là một nghi thức tôn giáo mà còn là một sự kiện văn hóa cộng đồng, thể hiện lòng nhân đạo và khát vọng an cư lạc nghiệp của người dân. Sự kiện này kết nối mọi người và truyền tải văn hóa độc đáo của cư dân nông nghiệp Hội An.

Sự kiện ở Hội An - Tết Trung Thu (Lễ hội trăng rằm)

- Địa điểm tổ chức: Các khu phố nổi tiếng quanh Trung tâm Thành phố Hội An
- Thời gian diễn ra: Từ 12 – 16 tháng Tám (Âm lịch)

Vào rằm tháng 8 âm lịch, lễ hội Trung Thu ở Hội An diễn ra với các hoạt động truyền thống như: Múa lân, rước đèn bày mâm cỗ thưởng trăng. Các gia đình chuẩn bị tươm tất với bánh trung thu hình tròn và trang trí tinh xảo từ trái cây, bột, trong khi múa lân thu hút đông đảo người tham gia thưởng thức.

Lễ hội không chỉ bảo tồn văn hóa bản địa mà còn hòa quyện ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản, tạo nên một không khí lễ hội trăng rằm Hội An phong phú và hấp dẫn, đồng thời truyền tải đi những giá trị văn hóa sâu sắc về hòa bình, nhân ái cho thế hệ trẻ.

Lễ cúng Tổ nghề May 

- Địa điểm tổ chức: Các nhà may & Shop vải ở Hội An
- Thời gian diễn ra: Ngày 12 tháng Chạp (Âm lịch)

Lễ giỗ Tổ nghề May ở Hội An diễn ra vào ngày 12 tháng Chạp hàng năm, nhằm tưởng nhớ Bà Nguyễn Thị Sen, một vị Tổ nghề May. Lễ cúng gồm: Hoa quả, trầu rượu, chén nước lãcon gà, diễn ra trang trọng với thợ may khấn vái cảm tạ công ơn vị Tổ nghề và cầu mong sự phát đạt.

Nghề may là ngành mũi nhọn trong kinh tế du lịch Hội An, với nhiều dịch vụ may nhanh phục vụ khách du lịch. Lễ giỗ Tổ không chỉ ôn cố tri ân mà còn tôn vinh nghề nghiệp, kết nối cộng đồng. Từ năm 2006, ngoài lễ cúng tại nhà, còn có lễ cúng chung do nhà nước tổ chức, kết hợp với các hoạt động trình nghề và thi cắt may tại chỗ, quảng bá văn hóa địa phương.

Lễ hội Hoa Đăng ở Hội An (Lễ hội Đêm rằm Phố cổ Hội An)

- Địa điểm tổ chức: Sông Hoài phố cổ Hội An
- Thời gian diễn ra: Ngày 14 - 15 hàng tháng (Âm lịch) 

Lễ hội Hoa Đăng vào ngày nào? Lễ hội đươc diễn ra vào ngày 14, 15 Âm lịch hàng tháng và thứ 7 hàng tuần, lễ hội này tôn vinh giá trị văn hóa và tinh thần của người Việt. Trong những đêm này, phố cổ Hội An rực rỡ với hàng trăm đèn lồng và đèn hoa đăng thả trôi trên sông Hoài thơ mộng.

Là một lễ hội ở Hội An ấn tượng và thu hút nhiều du khách, được tổ chức từ năm 1998, lễ hội hoa đăng đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của Hội An. Du khách có thể thả những chiếc đèn hoa đăng đầy màu sắc xuống dòng sông Hoài, gửi gắm lời nguyện ước về sức khỏe, tài lộc và bình an. Lễ hội không chỉ tôn vinh văn hóa tâm linh mà còn quảng bá vẻ đẹp lãng mạn của Hội An đến với du khách khắp nơi.


Hội An với những lễ hội đặc sắc là điểm đến lý tưởng để cảm nhận văn hóa và cảnh quan thơ mộng. Mỗi lễ hội ở Hội An mang đến trải nghiệm khó quên và giúp du khách hiểu sâu hơn về đời sống người dân phố cổ. Hãy đến vào mùa lễ hội để cảm nhận sự kỳ diệu và vẻ đẹp lung linh nơi đây, chắc chắn bạn sẽ có những kỷ niệm khó phai.

 

Bình luận